Thị trường thiết bị chiếu sáng hiện nay chứng kiến sự ra đời của nhiều chủng loại đèn pha LED. Chúng tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Vậy dòng sản phẩm này có cấu tạo như thế nào và nguyên lý hoạt động ra sao? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều bạn đọc. Xin mời các bạn cùng khám phá câu trả lời của zalaa.vn!
1. Phân tích các bộ phận có trong một mẫu đèn pha LED hoàn chỉnh
Trước hết, chúng ta sẽ khám phá các chi tiết trong hệ thống quang học của sản phẩm. Đầu tiên phải kể đến các chip LED. Nó được chia thành hai loại phổ biến là COB và SMD. Các chip LED sẽ tỏa ra ánh sáng. Trong khi đó, gương phản xạ hỗ trợ ánh sáng phát ra có được hiệu suất cao nhất. Kế đến là kính cường lực. Nó có đặc điểm là trong suốt và khả năng chịu lực tốt. Vai trò của nó là bảo vệ gương cũng như nguồn chip khỏi tác động môi trường. Chính vì vậy, kính cường lực được lắp đặt ngay trước mặt gương phản xạ.
Cấu tạo đèn pha SMD.
Tiếp theo là vỏ đèn. Nó thường được chế tạo từ nhôm đúc nguyên chất hoặc hợp kim nhôm. Những chất liệu này đảm bảo tính bền cơ học. Ngoài ra, nó còn được phun sơn tĩnh điện để chống ăn mòn.
Bộ nguồn là linh kiện đèn LED có nhiệm vụ bảo vệ thiết bị trước những thay đổi điện áp.
Bộ tản nhiệt của đèn được bố trí ở mặt sau. Nó thường được thiết kế với hình thức các rãnh tản nhiệt xẻ sâu, chạy song song.
Ngoài ra, sản phẩm còn được cấu thành bởi nhiều chi tiết nhỏ khác. Ví dụ như chốt vít cố định mặt kính và khung đèn, gioăng cao su chống thấm, quai xách hay còn gọi là thanh gắn. Đặc biệt, van cân bằng 1 chiều đảm nhiệm sứ mệnh cân bằng áp suất môi trường trong và ngoài đèn.
Khi những bộ phận nêu trên được lắp ráp khoa học thì sẽ tạo thành kết cấu khép kín, chống bụi và chống nước tốt. Thêm vào đó là đảm bảo quá trình làm mát diễn ra nhanh chóng, hiệu suất làm việc cao!
2. Đèn pha LED và nguyên lý hoạt động
Mấu chốt ở đây chính là công nghệ bán dẫn. Khối bán dẫn loại p chứa nhiều loại lỗ trống tự do mang điện tích dương còn khối bán dẫn n chứa các điện tử tự do. Khi chúng được ghép lại với nhau thì các lỗ trống chuyển động khuếch tán sang khối n. Các điện tử (điện tích âm) từ khối n lại di chuyển sang khối p. Bởi vậy, khối p tích điện âm còn khối n tích điện dương.
Sơ đồ hoạt động của đèn LED.
Tại ranh giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống hút. Khi ở gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp và tạo nên các nguyên tử trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng quang năng (hoặc các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó).
Hiện nay, zalaa.vn cung cấp hệ thống đèn pha LED cực kỳ đa dạng, bao gồm loại chiếu sâu, chiếu rộng, chiếu xa… Tất cả đều có chất lượng ưu việt và giá thành hấp dẫn!
Qua bài viết trên, chúng ta đã phần nào hiểu được về cấu tạo và cơ chế hoạt động của thiết bị Đèn Pha LED. Hãy đến với ZALAA, bạn sẽ sở hữu được những thiết bị chiếu sáng chất lượng với nhiều ưu đãi hấp dẫn!
Thông tin liên hệ Công ty Cổ phần ZALAA Việt Nam
Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay!
Hệ thống chi nhánh - Nhà phân phối của ZALAA JSC
Công ty Cổ phần ZALAA Việt Nam
Mobile: 0971043999 Tel: 024.5678.1567
Email: zalaa.vn@gmail.com
Hệ thống Website:
www.zalaa.vn - www.denchieusangled.vn
www.giacongdenled.com - www.laprapdenled.com