Bạn đang cần tìm Bộ Nguồn Đèn LED Công Suất 400W? ZALAA xin giới thiệu Bộ nguồn LED 24V-DC cho đèn công suất từ 400w. Linh kiện đèn led, Nguồn Driver cho dự án. Xem ngay!
Mô tả
Tab tùy chỉnh
Đánh giá
Bộ Nguồn Đèn LED 24V DC Công Suất 400W
Công suất: 400W
Độ kín: IP68
Điện áp đầu ra: 24VDC
Bảo hành: 2 năm
Các mã sản phẩm khác có công suất từ 30W, 50W, 100W, 150W, 200W, 300W, 400W, 500W. Xin liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá
1. Nguồn Đèn LED là gì?
1.1 Nguồn Đèn LED là gì?
Nguồn đèn LED (hay còn gọi là LED Driver, LED Power Supplier, trình điều khiển đèn LED) là bộ phận chuyển đổi điện áp từ AC-DC hoặc từ DC-DC để cấp nguồn phù hợp cho LED. Có thể nói, LED Driver có nhiệm vụ tương tự như chấn lưu của đèn huỳnh quang. Chúng đều là bộ phận cung cấp cho đèn một lượng điện vừa đủ để hoạt động ổn định.
Cấu tạo của bộ nguồn đèn LED từ rất nhiều linh kiện điện tử khác nhau, chất lượng các linh kiện khác nhau cũng tạo nên chất lượng của nguồn đèn LED khác nhau.
1.2 Vai trò của Led Driver đối với Đèn LED
- Nguồn led có vai trò rất quan trọng trong việc phát sáng của đèn led. Cung cấp nguồn điện áp thích hợp và giúp đảm bảo ổn định hoạt động của đèn led.
- Trong quá trình hoạt động nếu có một sự thay đổi nhỏ cũng sẽ khiến đèn xảy ra vấn đề. Nên chúng sẽ bảo vệ đèn led khỏi biến động điện áp hoặc biến động dòng điện.
- Giúp đèn led chiếu sáng ổn định, kéo dài tuổi thọ cho đèn led
Ngoài ra, bộ nguồn còn bảo vệ toàn diện, tăng độ bền cho trình điều khiển đèn LED. Nếu gặp các lỗi như điện thấp áp và cao áp cho đầu ra và đầu vào, tải mở và đầu ra sẽ được xử lý. Chức năng bảo vệ thích ứng nhiệt độ ở bộ vi mạch cũng giúp quản lý sức nóng đèn LED hiệu quả hơn.
2. Cấu tạo bộ nguồn đèn LED (LED Driver)
Cấu tạo của LED Driver khá phức tạp, với những loại đèn chuyên dụng thì lại yêu cầu một bộ nguồn có cấu tạo càng phức tạp hơn bởi các thiết bị này đòi hỏi tính an toàn cao trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết các loại LED Driver đều có cấu tạo chung bao gồm những thành phần sau:
2.1 4 Bộ Phận Chính của Driver LED
Diode chỉnh lưu
Các loại đèn LED đều sử dụng điện áp một chiều. Vì vậy luôn cần có diode chỉnh lưu để biến dòng điện xoay chiều AC thành một chiều DC cho đèn LED sử dụng.
Biến áp
Điện áp dân dụng của chúng ta thường dùng là 220V, nhưng Đèn LED lại sử dụng các mức điện áp thấp hơn nhiều, vì thế biến áp trong bộ nguồn đèn LED sẽ đảm nhiệm vai trò biến điện áp dân dụng xuống mức điện áp thích hợp để đèn LED sử dụng.
Vậy nên, chất lượng của biến áp sẽ quyết định đến chất lượng cũng như khả năng tiết kiệm điện.
Tụ hóa
Tụ lọc nguồn đầu vào: San phẳng và lọc nhiễu điện áp đầu vào giúp dòng ổn định trước khi đưa qua tụ lọc thứ cấp.
Tụ lọc nguồn đầu ra: Các tụ lọc thứ cấp sẽ tiếp tục lọc điện áp đầu ra để thành điện áp một chiều giúp đèn chiếu sáng ổn định hơn.
IC, Mosfet công suất
Mosfet là bộ phận quan trọng trong Nguồn LED Driver. Bộ phận Mosfet có thể đóng cắt với tần số rất cao.
Nó cùng với IC giúp tạo ra xung động một chiều để biến áp có thể hoạt động.
2 thành phần này có thể được xem như là trái tim của bộ nguồn.
2.2 Các bộ phận khác trong nguồn LED
Cầu chì: Ngắt điện khi có sự cố xảy ra, giúp bảo vệ LED driver cũng như chip LED trước các rủi ro có thể xảy ra.
Tụ lọc nhiễu: Sau khi xung một chiều từ Mosfet ra, bộ phận lọc nhiễu sẽ giúp cho xung một chiều ổn định, không bị nhiễu do hoạt động của Mosfet. Ngoài ra nó còn dùng để lọc nhiễu khi sét đánh hoặc do các thiết bị điện khác gây ra đi theo đường điện lưới vào mạch.
Tụ lọc áp: Phân dòng, loại bỏ các nhiễu áp cao để tăng tuổi thọ đèn led.
Tụ chống sét (điện trở phụ thuộc điện áp (VDR)): Chúng được mắc song song với nguồn AC IN và nằm sau cầu chì. Có chức năng chống sét, giúp cho đèn LED có thể hoạt động ổn định ngoài trời kể cả dưới điều kiện thời tiết mưa gió, sấm chớp,…
Tản nhiệt: Giữ vai trò khuếch tán nhiệt ra ngoài cho bộ nguồn, tránh tình trạng căng thẳng nhiệt.
3. Nguyên lý mạch LED Driver
3.1 Sơ đồ mạch driver LED
3.2 Nguyên lý hoạt động
Khối 1
Cầu đi-ốt có chức năng chỉnh lưu, biến nguồn điện xoay chiều AC đầu vào thành dòng điện một chiều DC.
Khối 2
Đây là bộ phận được coi là như “trái tim” của bộ nguồn Driver bao gồm IC điều khiển cùng bộ đóng ngắt Mosfet.
Nguyên lý hoạt động của khối này là tạo nên những xung dao động một chiều, làm khối 4 hoạt động.
Dòng điện khi có những sự thay đổi thì IC sẽ điều khiển đóng ngắt Mosfet để giúp công suất luôn được đảm bảo.
Khối 3
Khối có chức năng làm phẳng xung điện đầu ra của Mosfet. Khi xung một chiều ra khỏi mosfet do hoạt động đóng ngắt của Mosfet nên xung sẽ không phẳng mà bị nhiễu kim.
Khối 3 này sẽ có tác dụng làm phẳng xung điện, loại trừ nhiễu áp cao từ đó có thể giúp tăng tuổi thọ của bóng đèn led.
Chú ý: chỉ những bộ nguồn cao cấp mới sở hữu khối này.
Khối 4
Khối điều chỉnh ngưỡng điện áp xuống mức hoạt động của đèn led là 10V. 12V hay 24VDC.
Nếu biến áp càng tốt thì hiệu suất hoạt động của bộ nguồn càng cao.
Khối 5
Đây là các bộ tụ điện lọc điện áp đầu ra. San phẳng điện áp đầu ra giúp ánh sáng phát ra từ chip led hoạt động được ổn định.
Với các bộ nguồn kém chất lượng thì tụ điện sẽ không đủ lớn để xử lý và khiến cho đèn dễ xảy ra lỗi hơn trong quá trình hoạt động.
Khối 6
Khối cuối cùng chính là đèn led. Chip led trong thân đèn phát sáng khi có dòng điện chạy qua làm điot phát sáng.